Phanh tay dừng đỗ ( thắng tay ) xe ô tô – xe tải là gì ?

phanh dừng đỗ

Tóm tắt bài viết

 Bạn đã biết những gì về phanh tay xe tải?

Phanh tay xe tải là một cụ từ rất là quen thuộc đối với cánh tài xế chạy xe, những người có xế hộp trong nhà, cụm từ phanh tay cũng có thể lạ lẫm đối với một số người. Ngoài từ đó ra thì người ta vẫn thường gọi là thắng tay.

Đây là loại phanh được sử dụng khi xe không còn di chuyển, nhằm cố định chiếc xe tại một chỗ, chống bị trôi xe, gây nguy hiểm cho người và vật xung quanh và hư hao phương tiện.

phanh tay xe tải

Mọi xe tải đều phải có phanh tay

Hiện nay loại thắng tay nay thường được sử dụng ở các dòng xe tải nhỏ từ 9 tấn trở xuống của tất cả các hãng như Hyundai, Đô Thành, Veam, Jac, Isuzu, Hino,…

Còn đối với các dòng xe tải nặng thì cần phải sư dụng một loại phanh hơi locker thì mới có đủ để hãm chiếc phương tiện của mình lại.

thắng tay

Xe tải nặng sử dụng thắng hơi

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ nói sơ về loại thắng hơi, qua bài viết sau sẽ phân tích rõ hơn về loại phanh hơi này cho khách hàng.

Đối với những người lái xe tải đường dài thì việc trang bị cho xe một hệ thống phanh chất lượng là điều nên làm và cần thiết.

Tuy nhiên, không có nhiều lái xe thực sự am hiểu tường tận về phanh xe tải, đặc biệt là loại phanh tay xe tải, thứ cần thiết tối quan trọng cho lái xe trong những trường hợp khẩn cấp.

Bài viết này chúng tôi sẽ mô tả sơ qua về cấu tạo loại phanh này, và tầm quan trọng của nó.

Đôi nét về cấu tạo phanh tay xe tải và tầm quan trọng của phanh xe tải

phanh dừng đỗ

Minh họa phanh xe tải thường gặp

Mỗi một mẫu ô tô mới ra đời, nhà sản xuất đều sẽ nghiên cứu triển khai một hệ thống phanh để lái xe có thể yên tâm lái xe đường dài và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Hệ thống phanh ô tô ở thời điểm hiện tại có thể chia thành hệ thống phanh chân và hệ thống phanh tay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hệ thống phanh tay – thứ thiết yếu khi mà hệ thống phanh chân mất tác dụng hoặc trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cả hai phanh.

Theo cấu tạo và chức năng, phanh tay được sử dụng khi xe nghỉ ngơi. Mục đích chính của phanh tay chính là giữ cho xe đứng yên một chỗ khi dừng đỗ tạm thời hay dừng đỗ hẳn. Hệ thống phanh tay được nhà sản xuất thiết kế ít chịu lực hơn phanh chân nhưng thời gian hoạt động dài và tuổi thọ cao hơn.

Cấu tạo phanh tay xe tải hiện nay thường là ở dạng tay nắm, đặt bên phải ghế lái, một số hãng xe có thiết kế ở bên phải. Các mẫu xe tải có số tự động hiện nay còn thiết kế phanh tay theo kiểu nút bấm và bàn đạp như phanh chân với hệ thống điện tử thông minh.

phanh tay

Thắng tay xe tải 3.5 tấn

Phanh hoạt động theo nguyên lý kéo sợi dây cáp có kết nối với bánh sau của xe, một đòn quay nối hai bánh xe biến lực kéo đó thành lực ép vào phanh để xe dừng lại.

Mỗi khi cần dừng đỗ, trong trường hợp khẩn cấp không sử dụng được phanh chân thì phanh tay có tầm quan trọng cực lớn, giúp lái xe tải ổn định đường lái, không gây ra các trường hợp rủi ro đáng tiếc xảy ra như: va chạm, tai nạn,…

Giới thiệu loại phanh xe tải được sử dụng phổ biến

Xe tải hay buýt lớn thường dùng phanh trống (hay còn gọi là phanh ép bằng hơi). Những xe có kích thước lớn như thế này sẽ đi kèm với một hệ thống bình khí nén cộng curoa nối với trục máy có bánh xe. Khi có đủ áp suất khí nén thì phanh sẽ hoạt động để kéo xe đứng im. Hệ thống phanh này còn được gọi bằng cái tên khác như phanh hơi locker giúp xe tải đảm bảo an toàn khi đứng dừng đèn đỏ hoặc dừng hẳn trong các khu vực đông người.

xe tải

Mọi loại xe đều có thiết kế thắng tay

Phanh hơi locker hoạt động theo nguyên lý ba ngả nối tới ba đường khí khác nhau: Một đường dành cho ống dẫn chính từ bình tích, một đường dẫn tới xi lanh của cơ cấu phanh và một đường đi tới các bình phụ.

Quá trình hoạt động của phanh diễn ra nạp khí, tác dụng của phanh khi sử dụng và nhả phanh. Bạn có thể thấy biểu hiện của loại phanh tay xe tải này khi đi đường chính là khi dừng thì xe sẽ kêu sì một tiếng rất to.

Một số lưu ý khi lựa chọn phanh xe tải

xe tải nhẹ

Bỏ túi các lưu ý quan trọng khi dùng phanh tay cho xe tải

Đặc biệt như đã nói ở trên, trong trường hợp phanh chân mất tác dụng thì phanh tay chính là lựa chọn cuối cùng khi lái xe tải chạy đường dài. Nhưng khi lựa chọn sử dụng phanh tay xe tải, lái xe cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng trong trường hợp bất khả kháng

Trong trường hợp phanh chân hỏng khi đang chạy xe thì lái xe mới lựa chọn đến phương án dùng phanh tay. Việc sử dụng phanh tay khi xe đang di chuyển gây ra nguy hiểm cao, bởi vì lực phanh tay chỉ tác động lên hai bánh sau của xe tải. Do đó hiện tượng trượt bánh khi đang đi tốc độ nhanh sẽ diễn ra khiến bánh xe bị xoay vòng khiến xe mất cân bằng và chao đảo.

  • Không lợi dụng phanh tay liên tục

Nếu trong trường hợp đi xe đường dài, bạn nên sử dụng phanh chân để cân bằng lực phanh giữa các bánh. Không nên sử dụng phanh tay kết hợp.

  • Dừng đèn đỏ nên kéo phanh tay

Đối với những xe tải có tải trọng lớn, khi dừng đèn đỏ bạn nên kéo phanh tay để tránh xe trôi tự do gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cùng.

  • Kéo phanh tay khi dừng hẳn, bốc hàng

Đối với xe tải, hệ thống phanh tay xe tải có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong quá trình làm việc. Khi dừng xe hẳn, tắt máy, bạn nên kéo phanh tay để đảm bảo xe cố định một chỗ, không di chuyển, việc bốc xếp hàng lên xe cũng đảm bảo an toàn hơn.

Bạn đang lái xe tải đường dài, muốn an toàn hơn trong những chuyến đi nhưng lại chưa biết nên lắp phanh tay xe tải nào chất lượng, địa chỉ lắp phanh và bảo dưỡng phanh xe định kỳ tốt nhất.

Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những mẫu phanh phù hợp với dòng xe mà bạn đang sử dụng nhất.

Và chúng tôi còn phân phối nhiều dòng xe tải nhẹ Hyundai, Đô Thành,.. tải trọng 1.9 tấn, 2.4 tấn, 3.5 tấn, 7 tấn,… và các dòng xe tải nặng Daewoo 9 tấn, 15 tấn 3 chân, xe ben Hyundai HD270 15T, HD270 15T, đầu kéo Hyundai HD1000, đầu kéo Daewoo,…

Có nhu cầu khách hàng hãy liên hệ: 0909.486.271 gặp Đồng để biết thêm chi tiết.

Website: https://otoxetaihcm.vn/ để nhân viên công ty tư vấn cụ thể cho nhé.

One thought on “Phanh tay dừng đỗ ( thắng tay ) xe ô tô – xe tải là gì ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *