Tóm tắt bài viết
Tại sao giá xe ô tô ở Việt Nam cao hơn cả Campuchia và Lào ?
Giá xe ô tô là một trong những vấn đề quan tâm của nhiều người hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội đất nước đi lên, đã qua thời ăn no mặc ấm thì bây giờ mọi người lại suy nghĩ tới vấn đề ăn ngon mặc đẹp.
Và trong đó, việc sở hữu một chiếc phương tiện có giá xe ô tô đi lại cũng như kinh doanh cho gia đình và công ty là một vấn đề ai cũng suy nghĩ đến.
Gía xe ô tô ở Việt Nam quá cao
Nhưng hiện nay việc sở hữu một chiếc ô tô đối với một gia đình ở Việt Nam không phải là một điều đơn giản, rào cản lớn nhất đó chính là giá xe ô tô tại Việt Nam đang quá cao so với mặt bằng chung của thế giới, và ngay cả bên cạnh như Campuchia hoặc lào.
Tại sao lại có điều này xảy ra, khi mà tình hình kinh tế của chúng ta vẫn lớn hơn cả Campuchia và lào ?
Nguyên nhân giá xe ô tô cao tại nước ta !!!
Trước tiên nói về vĩ mô theo tình hình kinh tế thị trường của Việt Nam ảnh hưởng tới giá xe ô tô.
Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả giá đắt gấp 3 lần so với người Mỹ, gấp 1,5 lần Thái Lan, Indonesia cho một chiếc xe tương đương là vì cho đến lúc này, toàn bộ thị trường giá xe ô tô vẫn bị chi phối bởi các nhà sản xuất ôtô nước ngoài hoặc các liên doanh với nước ngoài mà không có đối trọng từ bất cứ nhà sản xuất nội địa nào, hay mức giá cạnh tranh nào từ các sản phẩm nhập ngoại.
Xe ô tô ở Việt Nam gánh quá nhiều loại thuế
Thêm vào đó là chính sách thuế rất cao của cơ quan nhà nước áp cho mặt hàng này. Người dân Việt Nam muốn sở hữu một chiếc ôtô, họ phải trả cho chiếc xe ấy rất nhiều loại thuế và phí.
Chính bởi gánh nặng thuế và phí hiện nay mà người tiêu dùng Việt Nam, với mức thu nhập rất khiêm tốn, song nếu muốn có một chiếc xe hơi “hạng trung”, họ phải trả giá cho chiếc xe đó với mức tiền cao gấp 3 lần mức giá thế giới đối với chiếc xe cùng loại.
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố hiệu quả của sản xuất. Một chuyên gia lâu năm trong ngành công nghiệp ôtô cho biết, số xe mà các liên doanh đăng ký sản xuất hằng năm chỉ là để báo cáo, trên thực tế họ chưa khai thác được hết công suất của dây chuyền.
Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu để khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có lãi cao. Điều này chứng tỏ giá bán ôtô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe.
Thường giá xe là gấp 3 với giá gốc
Theo qui luật thị trường thì ai hoạt động không hiệu quả sẽ phải rút lui, nhường lại thị trường cho ai đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng do được bảo hộ nên chẳng thấy ai rút lui mà chỉ thấy người mới kéo đến. Còn người tiêu dùng thì vẫn phải chịu giá cao mà chẳng hiểu vì sao lại cao đến thế.
Công thức để mọi người có thể tính giá thuế trên một chiếc xe nhập khẩu
Gía xe ô tô mới nhập khẩu nguyên chiếc sẽ chịu 03 loại thuế
– Thuế Nhập khẩu
– Thuế Tiêu thụ đặc biệt
– Thuế Giá trị Gia tăng ( VAT )
Theo thông tư 184 của Bộ Tài chính ký ngày 15/11/2010, các dòng xe nhập khẩu sẽ áp dụng biểu thuế mới nhưng không có điều chỉnh đáng kể. Các dòng xe có dung tích động cơ thực (theo thông số kỹ thuật) dưới 2.500 phân khối áp dụng mức thuế thống nhất là 82% thay cho mức 83% hiện tại.
Thuế xe ô tô chủ yếu có 3 loại chính
Các loại xe trên 2.500 phân khối hưởng thuế mới 77% thay cho 80%. Riêng dòng xe 2 cầu và dung tích động cơ trên 3.000 phân khối chịu thuế 72% thay cho mức 77%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo chỗ ngồi của xe cụ thể như sau: : (Biểu thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng theo Thông tư số 115/2005/TT- BTC ngày 16 tháng 12 năm 2005)
– 50 % đối với xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống
– 30% đối với từ 6 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi
– 15% đối với ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi
( (bao gồm cả xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe lam).
Thuế VAT là 10%.
Cách tính cụ thể như sau:
- Thuế xuất nhập khẩu = Trị giá tính thuế của xe x 82% (tùy loại)
2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt = (Trị giá tính thuế + Thuế xuất nhập khẩu) x 50 % (đối với xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống)
3. VAT = (Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Trị giá tính thuế) x 10%.
Như vậy, tổng số thuế phải nộp cho Hải Quan = Thuế nhập khẩu + Thuế Tiêu thụ đặc biệt + VAT
Để có thể lăn bánh một chiếc ô tô trên đường, người dùng phải hoàn thành nhiều thủ tục. Trong đó, vấn đề đầu tiên là trả tiền theo mức giá bán và mức thuế kèm theo. Vậy cần phải mất bao nhiêu tiền để có thể lái một chiếc ô tô ra đường?
Việc mua xe mất một chi phí quá lớn
Đầu tiên, giá bán ở các đại lý đã bao gồm một số loại thuế phí cơ bản mà người dân cần phải đóng. Có 3 loại thuế chính đánh vào giá xe mà doanh nghiệp phải chịu là thuế nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
– Thuế nhập khẩu: Theo nội dung hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) được áp dụng từ tháng 1/2018, thuế xe ô tô nhập khẩu 2018 nguyên chiếc từ các nước ASEAN được giảm từ 30% về 0%.
Tuy nhiên mức thuế này chỉ áp dụng với xe có tỉ lệ nội địa hoá trong khối từ 40% trở lên. Trong khi các mẫu xe được nhập khẩu từ các thị trường khác như: Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ… vẫn áp dụng thuế nhập khẩu cũ (70%).
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Từ ngày 1/1/2018, thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô cũng có sự thay đổi lớn tuỳ vào từng loại xe:
Đối với dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh giảm từ 1.5L trở xuống, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%.
Đối với dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L – 2L, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40%.
Đối với dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.5L – 3L, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 60%.
– Thuế giá trị gia tăng (VAT):
Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Ngoài ra, để sở hữu một chiếc ô tô ở Việt Nam là cả một vấn đề không hề đơn giản, vì ngoài việc mua xe với mức giá cao do chịu nhiều loại thuế thì trong quá trình sử dụng chúng ta còn phải gánh thêm rất nhiều “chi phí nuôi xe” khác.
– Phí trước bạ: 10 15% (tùy thành phố).
– Phí cấp biển số: 2 20 triệu đồng ( HN và Tp.HCM ) ; các thành phố trực thuộc trung ương và thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã: 1.000.000 đồng; các khu vực khác: 200.000 đồng.
– Phí đăng kiểm: 290.000 đồng 610.000 đồng (một lần kiển định) tuỳ loại xe, tải trọng, số chỗ ngồi; bao gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp giấy chứng nhận.
– Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng 100.000 đồng (một lần cấp).
– Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 1.430.000 đồng/tháng tùy theo tải trọng xe.
– Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Xe dưới 6 chỗ: 436.700 đồng; xe từ 7 – 11 chỗ: 873.400 đồng; xe Pickup, Minivan: 1.026.300 đồng.
– Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
– Phí xăng dầu.
– Phí thử nghiệm khí thải.
– Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu (không bắt buộc).
– Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng (không bắt buộc).
Lấy ví dụ với báo giá 800 triệu đồng của chiếc VinFast Lux A2.0, riêng thuế tiêu thụ đặc biệt đã là 228 triệu đồng. Với Fadil giá 336 triệu đồng thì thuế tiêu thụ đặc biệt là 87 triệu đồng. Các hãng xe chỉ là trung gian “thu hộ” nhà nước khoản thuế này.
Ngoài ra, để lăn bánh, chủ sở hữu còn phải chịu thuế trước bạ 10-12%, chi phí đăng ký biển số 20 triệu đồng cho khu vực Hà Nội, TP,HCM cùng một số chi phí đăng kiểm, bảo hiểm dân sự, bảo hiểm thân vỏ khác.
Một ví dụ khác, chiếc xe Toyota Wigo 1.2AT nhập khẩu từ Indonesia hiện có giá bán 405 triệu đồng ở Việt Nam. Trong giá bán này, sẽ có 10% VAT, 35% thuế Tiêu thụ đặc biệt và chi phí vận chuyển, lợi nhuận định mức. Như vậy, dù được miễn thuế nhập khẩu, dòng xe nhỏ này vẫn phải cõng hơn 200 triệu đồng cho các loại thuế và chi phí. Để lăn bánh, chủ sở hữu còn phải tốn thêm khoảng 80 triệu đồng cho lệ phí trước bạ (12% ở Hà Nội, TP.HCM), phí đăng ký, đăng kiểm và bảo hiểm.
Không chỉ ô tô nhập khẩu, ô tô lắp ráp trong nước cũng chịu các loại thuế, phí khiến giá ô tô cao. Hiện thuế nhập khẩu cho các linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô ở mức từ 5 đến 20% tùy thuộc vào bộ linh kiện. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng áp dụng từ 35 đến 150% tùy thuộc dung tích động cơ bên cạnh 10% VAT. Các chi phí cho mạng lưới đại lý, kênh phân phối dao động 10-20% cũng sẽ được tính vào giá xe.
Như chiếc Vinfast Lux A2.0 có giá bán ban đầu 800 triệu đồng. Nếu tính thuế VAT, giá xe sẽ đội lên 880 triệu đồng. Khi đi vào sản xuất, ngoài linh kiện có thể nội địa hóa, một số linh kiện khác vẫn phải nhập khẩu khiến xe vẫn chịu thuế nhập khẩu linh kiện bên cạnh thuế tiêu thụ đặc biệt 30% cho xe dung tích trên 1.5L đến 2.0L. Trong cơ cấu giá bán của VinFast Lux A2.0 vì thế, chi phí thuế cũng chiếm phân nửa giá xe.
Giá xe ô tô ở Việt Nam cao do 2 yếu tố là thuế cao và chi phí sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước còn cao so với thế giới. Để giá ô tô rẻ, 2 yếu tố trên cần phải xem xét lại
Các chi phí khi đăng ký một chiếc xe ô tô chạy trên đường, khách hàng có thể tham khảo tại đây.
Vì sao lại có mức thuế cao như vậy cho các dòng xe ô tô nhập khẩu ?
Hiện nay theo một số thông tin chúng tôi tìm hiểu được về phía nhà nước giải đáp cho mức thuế qua cao của các dòng ô tô nhập khẩu và lắp ráp trong nước chủ yếu có 2 ý chính :
- Làm giảm số lượng xe ô tô được đăng ký mới theo từng ngày để giảm áp lực lên các công trình giao thông tại Việt Nam, được cho là sự phát triển của các tuyến giao thông không theo kịp đà tăng trưởng của các dòng xe ô tô – xe tải chạy trên đường và lượng đăng ký mới.
- Thứ hai là bảo hộ một phần cho nền sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước, thúc đẩy ngành sản xuất là lắp ráp ô tô – xe tải trong nước đi lên.
Nhưng có vẻ cả hai mục đích của các cơ quan đang không được theo như tính toán khi mà lượng xe đăng ký mới vẫn gia tăng chóng mặt trong khi hạ tầng giao thông vẫn không phát triển được.
Ngoài ra nền sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước vẫn đang ì ạch phát triển, không đáp ứng được so với kỳ vọng.
Hy vọng trong tương lại , các cơ quan chức năng có nhiều giải pháp tháo gỡ để mọi người đều có thể sở hữu một chiếc xe ô tô.
Trên đây chúng tôi vừa thông tin cho các bạn lý do vì sao giá xe ô tô trong nước lại cao hơn nhiều nước như vậy, tin rằng đây sẽ là thông tin hữu ích cho các bạn.
Chúng tôi là đại lý kinh doanh xe ô tô – xe tải cũ và mới 100% tại thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng gọi điện trực tiếp tới Hotline : 0909.486.271 để biết thêm chi tiết nhé.
Xin cảm ơn.